Hồ thủy sinh cá cảnh
sẽ đẹp hơn rất nhiều nếu bố cục có thêm các nhánh lũa. Nhưng… lũa thủy sinh là
gì? Cách xử lý lũa thủy sinh có khó không?... Bài viết dưới đây sẽ giải đáp
giúp bạn tất cả những câu hỏi này nhé!
Lũa thủy sinh là gì?
Lũa
là phần lõi của gốc cây cổ thụ. Sau khi cây chết và trải qua quá trình bào mòn,
phần gỗ thịt còn lại là lũa thủy sinh. Các khúc lũa này rất cứng và không lo mối
mọt, hình dáng lũa rất đa dạng. Giá lũa thủy sinh không rẻ nhưng được nhiều người
tìm mua vì có giá trị thẩm mỹ cao.
Hiện
nay, lũa thủy sinh đa dạng cả về hình thức và các dạng gỗ. Ngoài những dòng lũa
được làm từ gỗ thịt, được thiên nhiên “xử
lý” lâu năm… Thì còn có loại lũa phải xử lý rất nhiều công đoạn mới dùng
trong hồ thủy sinh được.
Cách xử lý lũa cho hồ thủy sinh cá cảnh
Lắp đặt hồ thủy sinh cá cảnh
và chăm sóc hồ cần tốn nhiều thời gian và công sức. Ngay cả ở khâu thiết kế, bố
cục hồ thủy sinh cũng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Với những ai sử dụng lũa
trang trí hồ thủy sinh thì khâu xử lý lũa rất quan trọng. Có như vậy mới đảm bảo
lũa tốt nhất và bể thủy sinh hoàn hảo nhất.
Các
bước xử lý lũa thủy sinh gồm:
-
Ngâm nước: Thời gian ngâm có thể kéo dài từ 1 – 6 tháng. Việc này sẽ giúp loại
bỏ những chất còn lại trong gỗ lũa như: chất độc, nhựa. màu lũa… Nếu không ngâm
nước trước thì khi làm hồ thủy sinh,
các nhánh lũa này sẽ cho ra những chất khiến nước hồ chuyển vàng. Thậm chí có
nhiều chất độc hại gây mất thẩm mỹ cho bể thủy sinh.
-
Luộc lũa: Cách luộc lũa giúp rút ngắn thời gian xử lý lũa. Thông thường cần 1 –
6 tháng để ngâm lũa; nếu luộc sẽ rút ngắn 50% - 70% thời gian. Có điều, luộc
lũa chỉ dùng cho những nhánh lũa nhỏ. Khối lũa to thì không thể đun hết được.
Cách xử lý khối lũa to nguyên khối
Trong
trường hợp lũa thủy sinh nguyên khối và diện tích lớn, việc ngâm hay luộc đều
khó thực hiện. Lúc này, giải pháp tốt nhất là dùng dung dịch ngâm hoặc nướng
lũa.
-
Dùng dung dịch hóa học: Phương pháp này sử dụng Oxy già hoặc các dung dịch cồn
công nghiệp. Những dung dịch này sau khi hòa với nước sẽ giúp xử lý nhựa, chất
độc hại ở trong lũa. Cách này cũng giúp giảm 40 – 50% thời gian xử lý lũa.
-
Nướng lũa: Thiết kế hồ thủy sinh cá cảnh
có thể dùng lũa đã được nướng hay hơ trên ngọn lửa. Tuy nhiên, cách này có thể
khiến lũa bị ám màu hoặc tệ hơn là làm hỏng lũa. Vậy nên hãy cân nhắc kỹ nếu muốn
xử lý lũa bằng lửa.
Trên
đây là một vài cách xử lý lũa được nhiều người áp dụng khi thiết kế hồ thủy
sinh. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc làm hồ và chăm sóc hồ thủy sinh.
Liên hệ với chúng tôi nếu bạn có thắc mắc nào cần giải đáp nhé!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét