Thiết Kế Thi Công Hồ Cá Tại Đồng Nai

| Hồ cá hải sản cát tường

More Stories

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

Một số chứng bệnh thường gặp khi nuôi cá cảnh biển

by

Cá cảnh biển cũng rất dễ bị bệnh giống như các loại cá nước ngọt khác. Khi phát hiện ra cá mắc bệnh, bạn cần tìm hiểu xem chúng bị bệnh gì trước khi dùng thuốc.
Dưới đây là một vài chứng bệnh phổ biến thường gặp ở cá biển. Tham khảo triệu chứng và cách trị để có kinh nghiệm chăm sóc hồ cá biển nhé!

Nhiễm độc Ammoniac

Khi cá bị nhiễm độc Ammoniac, phần mang cá đỏ và sưng tấy khiến cá khó thở. Lúc này, những chú cá sẽ bơi lên trên mặt nước bểcá biển và thở hổn hển.
Để xử lý chứng bệnh này thì các bạn có thể sử dụng chất Zeolite để hút bớt Ammoniac. Hoặc một cách khác là thay nước thường xuyên để nồng độ Ammoniac giữ ở mức thấp.
Một số chứng bệnh thường gặp khi nuôi cá cảnh biển

Bệnh phù

Khi cá biển bị bệnh phù, thân hình của chúng sẽ phình ra và vảy bị bong tróc.
Thực ra, đây cũng không tính là bệnh mà nó là triệu chứng cá bị nhiễm khuẩn. Để xử lý tình trạng này, các bạn có thể dùng thuốc có sẵn. Tuy nhiên, cách tốt nhất là hãy tăng chất lượng nước hồ. Các bạn chỉ cần duy trì cách thay 25% nước hồ 3 ngày 1 lần. Trường hợp tình hình các loài cá cảnh biển không cải thiện thì hãy dùng đến thuốc nhé!

Bị lỗ trên đầu

Triệu chứng của chứng bệnh này rất dễ nhận ra. Trên đầu cá sẽ có một vài lỗ, đôi khi còn bị lở đầu. Trường hợp mãn tính còn thấy cả những vết dọc theo những đường kẻ bên của cá.
Thực tế là chưa có nhiều thông tin về nguyên nhân chính xác gây bệnh này. Một vài nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này như: nước hồ kém đi, thiếu dưỡng chất… Hoặc cũng có thể do hồ cá cảnh biển sử dụng than hoạt tính trong thời gian dài.
Khi đó, các bạn nên thường xuyên thay nước để đảm bảo chất lượng nước tốt nhất. Ngoài ra, các bạn cũng nên cho cá ăn các thức ăn giàu Vitamin. Thêm nữa, hãy thay đổi hoặc ngừng việc dùng than hoạt tính cho hồ cá nước mặn nhé!
Một số chứng bệnh thường gặp khi nuôi cá cảnh biển

Bệnh nấm trắng

Khi cá bị bệnh này, cá bị những đốm nhỏ trên vây. Hoặc nặng hơn thì có thể trên thân cá sẽ phủ những đốm trắng giống như lớp muối vậy. Thậm chí, khi cá bị nặng thì có biểu hiện như muốn cọ xát vào các vật khác trong bể.
Với chứng bệnh này, bạn có thể mua thuốc tại cá cửa hàng cá cảnh. Bệnh nấm trắng là bệnh phổ biến ở cá biển nên có nhiều nơi bán thuốc. Dù vậy, trước khi dùng thuốc hãy cách ly riêng ra một cái bể rồi dùng thuốc theo chỉ dẫn.
Trên đây là một vài chứng bệnh thường gặp ở cá biển. Nhìn chung, các thông tin về cá cảnh biển vẫn còn hạn chế. Thế nên việc chăm sóc, điều trị bệnh đều không dễ dàng. Trường hợp bạn mới lắp đặt hồ cá cảnhbiển và chưa có nhiều kiến thức chăm sóc hồ… Hãy tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm hoặc hỏi ý kiến người bán. Đừng tự ý dùng thuốc khi nghi ngờ cá mắc bệnh. Việc này không chỉ tốn tiền vô ích mà còn khiến cá dễ chết đấy!

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

“Tất tần tật” những điều cần biết về lũa trong hồ thủy sinh cá cảnh

by

Hồ thủy sinh cá cảnh sẽ đẹp hơn rất nhiều nếu bố cục có thêm các nhánh lũa. Nhưng… lũa thủy sinh là gì? Cách xử lý lũa thủy sinh có khó không?... Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn tất cả những câu hỏi này nhé!

Lũa thủy sinh là gì?

Lũa là phần lõi của gốc cây cổ thụ. Sau khi cây chết và trải qua quá trình bào mòn, phần gỗ thịt còn lại là lũa thủy sinh. Các khúc lũa này rất cứng và không lo mối mọt, hình dáng lũa rất đa dạng. Giá lũa thủy sinh không rẻ nhưng được nhiều người tìm mua vì có giá trị thẩm mỹ cao.
“Tất tần tật” những điều cần biết về lũa trong hồ thủy sinh cá cảnh
Hiện nay, lũa thủy sinh đa dạng cả về hình thức và các dạng gỗ. Ngoài những dòng lũa được làm từ gỗ thịt, được thiên nhiên “xử lý” lâu năm… Thì còn có loại lũa phải xử lý rất nhiều công đoạn mới dùng trong hồ thủy sinh được.

Cách xử lý lũa cho hồ thủy sinh cá cảnh

Lắp đặt hồ thủy sinh cá cảnh và chăm sóc hồ cần tốn nhiều thời gian và công sức. Ngay cả ở khâu thiết kế, bố cục hồ thủy sinh cũng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Với những ai sử dụng lũa trang trí hồ thủy sinh thì khâu xử lý lũa rất quan trọng. Có như vậy mới đảm bảo lũa tốt nhất và bể thủy sinh hoàn hảo nhất.
Các bước xử lý lũa thủy sinh gồm:
- Ngâm nước: Thời gian ngâm có thể kéo dài từ 1 – 6 tháng. Việc này sẽ giúp loại bỏ những chất còn lại trong gỗ lũa như: chất độc, nhựa. màu lũa… Nếu không ngâm nước trước thì khi làm hồ thủy sinh, các nhánh lũa này sẽ cho ra những chất khiến nước hồ chuyển vàng. Thậm chí có nhiều chất độc hại gây mất thẩm mỹ cho bể thủy sinh.
- Luộc lũa: Cách luộc lũa giúp rút ngắn thời gian xử lý lũa. Thông thường cần 1 – 6 tháng để ngâm lũa; nếu luộc sẽ rút ngắn 50% - 70% thời gian. Có điều, luộc lũa chỉ dùng cho những nhánh lũa nhỏ. Khối lũa to thì không thể đun hết được.

Cách xử lý khối lũa to nguyên khối

Trong trường hợp lũa thủy sinh nguyên khối và diện tích lớn, việc ngâm hay luộc đều khó thực hiện. Lúc này, giải pháp tốt nhất là dùng dung dịch ngâm hoặc nướng lũa.
“Tất tần tật” những điều cần biết về lũa trong hồ thủy sinh cá cảnh
- Dùng dung dịch hóa học: Phương pháp này sử dụng Oxy già hoặc các dung dịch cồn công nghiệp. Những dung dịch này sau khi hòa với nước sẽ giúp xử lý nhựa, chất độc hại ở trong lũa. Cách này cũng giúp giảm 40 – 50% thời gian xử lý lũa.
- Nướng lũa: Thiết kế hồ thủy sinh cá cảnh có thể dùng lũa đã được nướng hay hơ trên ngọn lửa. Tuy nhiên, cách này có thể khiến lũa bị ám màu hoặc tệ hơn là làm hỏng lũa. Vậy nên hãy cân nhắc kỹ nếu muốn xử lý lũa bằng lửa.
Trên đây là một vài cách xử lý lũa được nhiều người áp dụng khi thiết kế hồ thủy sinh. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc làm hồ và chăm sóc hồ thủy sinh. Liên hệ với chúng tôi nếu bạn có thắc mắc nào cần giải đáp nhé!

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2019

4 loại cây trải nền tuyệt đẹp cho hồ thủy sinh cá cảnh

by

Lắp đặt hồ thủy sinh cá cảnh gồm nhiều công đoạn khác nhau. Trong đó việc chọn cây thủy sinh trải nền rất quan trọng. Với người mới chơi hồ thủy sinh, tốt nhất là nên chọn cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc. Điển hình như 4 loại cây dưới đây!

Cây thủy sinh Mini Fiss

Đây là loại cây được trồng phổ biến ở các chồi đá hoặc nền bên trong hồ thủy sinh. Về hình dáng, cây Mini Fiss có vóc dáng siêu nhỏ, có thể trồng theo nhiều cách khác nhau. Thường thì nhiều người chọn trồng trải nền; hoặc cột đá để trang trí hồ thủy sinh đẹp.
Nhìn chung, cây thủy sinh Mini Fiss không có yêu cầu quá cao về dinh dưỡng. Thêm nữa, các yêu cầu về CO2, ánh sáng cũng không quá khắt khe. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những người không có nhiều kinh nghiệm chăm sóc hồ thủy sinh đấy!
4 loại cây trải nền tuyệt đẹp cho hồ thủy sinh cá cảnh

Cây thủy sinh Ngưu Mao Chiên

Thiết kế hồ thủy sinh đẹp hơn rất nhiều nếu bạn trồng thêm một ít Ngưu Mao Chiên. Đây là loại cỏ có dạng sợi, nhìn như lông trâu vậy. Với loại cây này, bạn có thể cắm thẳng xuống nền thủy sinh. Hoặc khi lắp đặt hồ thủy sinh, các bạn bố cục theo kiểu dạng núi đá. Tiếp đến trồng Ngưu Mao Chiên vào các chân hòn đá.
Cũng tương tự như Mini Fiss, cây thủy sinh này không yêu cầu cao về CO2, dinh dưỡng… Vậy nên chúng sẽ giúp bạn tiết kiệm công sức và thời gian chăm sóc hồ đấy!

Cây thủy sinh cỏ đỏ và cỏ lưỡi rắn

Hai loại cây này có thân nhỏ nhắn nên việc chăm sóc cũng đơn giản.
- Cây thủy sinh cỏ đỏ: Loại cây này có màu sắc đẹp, sức sống khỏe nên rất được yêu thích. Do đặc tính lùn xòe nên nó phù hợp với việc trải nền trong hồ thủy sinh. Thời gian đầu chúng phát triển khá chậm nhưng khi rễ đã phát triển thì tốc độ sinh trưởng nhanh. Chỉ cần 1 tháng là đã có thể phủ full mặt nền của bể thủy sinh rồi.
- Cây thủy sinh cỏ lưỡi rắn: Đặc điểm của loại cây này là có phần lá dáng hơi cong, hình dạng hơi giống tiêu thảo mũi tên. Trung bình cây cao khoảng 5cm mà thôi, tốc độ phát triển của nó tương đối chậm. Cây này cần ánh sáng mạnh, chỉ cần có ánh sáng mạnh liều nhảy cây con.
4 loại cây trải nền tuyệt đẹp cho hồ thủy sinh cá cảnh

Cây thủy sinh Trân Châu Ngọc Trai

Với loại cây này, bạn có thể làm nền và trang trí trên các tán cây lớn của cành lũa. Có thể nói, đây là cây thủy sinh được trồng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, so với các loại cây trên thì cây Trân Châu Ngọc Trai “kén” môi trường hơn một chút. Nó yêu cầu về nhiệt độ mát, CO2, ánh sáng đầy đủ… Khi lắp đặt hồ thủy sinh cá cảnh các bạn cần chú ý những vấn đề này. Như vậy cây thủy sinh Trân Châu mới phát triển nhanh.
Trên đây là một số gợi ý về cây trải nền được nhiều “dân chơi” thủy sinh ưa chuộng. Hy vọng bào viết này sẽ giúp bạn đúc kết được kiến thức cơ bản để chọn cây phù hợp. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu các bạn có nhu cầu làm hồ thủy sinh nhé! Chắc chắn những mẫu hồ thủy sinh được Cát Tường thi công sẽ không làm bạn thất vọng đâu!

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2019

4 vấn đề thường gặp phải khi chơi hồ thủy sinh cá cảnh

by
Hồ thủy sinh đẹp thì có đẹp đấy! Nhưng khi chăm sóc nó mới phát hiện ra có vô số vấn đề khiến bạn “nhức não”.
Dưới đây chính là 4 vấn đề thường gặp khi chơi hồ thủy sinh và cách xử lý hiệu quả. Tham khảo ngay để chăm sóc hồ thủy sinh cá cảnh đúng cách nhé!
4 vấn đề thường gặp phải khi chơi hồ thủy sinh cá cảnh
Hồ thủy sinh có lá vàng úa rụng nhiều
Sẽ thật tẻ nhạt nếu hồ thủy sinh chỉ dùng để nuôi cá. Trang trí thêm một vài loại cây sẽ giúp hồ cá của bạn sinh động hơn rất nhiều. Nếu như bạn chọn làm hồ thủy sinh mini thì chọn các loại rong rêu kích thước nhỏ. Còn nếu chọn hồ lớn thì đơn giản hơn rất nhiều. Bạn có thể chọn gỗ lũa, các cây thủy sinh lớn, đá… bố cục thành nhiều tiểu cảnh khác nhau.
Tuy rằng hồ có cây thủy sinh rất đẹp nhưng chăm sóc cũng “rất mệt”. Nếu cây không được cung cấp đủ ánh sáng và chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến tình trạng yếu, rụng lá và dễ chết.
Khi gặp tình trạng này bạn nên kiểm tra lại bể thủy sinh của mình. Hãy thử xem nước bể có chứa thành phần độc hại hay không, dinh dưỡng cho cây đủ hay thiếu. Ngoài ra, nên xem lại thiết kế đèn chiếu sáng đã hợp lý chưa. Cây quang hợp kém thì chúng dễ bị vàng úa và chết cũng là điều dễ hiểu.
Cá cảnh hay ngoi lên mặt nước
Thiết kế hồ thủy sinh đẹp hơn khi có sự góp mặt của các loại cá đầy màu sắc. Có điều, cũng giống như cây cảnh, các loại cá cũng có những vấn đề riêng của nó. Dễ thấy nhất chính là tình trạng cá hay ngoi lên mặt nước.
Hiện tượng này xảy ra phần lớn là do hồ cá bị thiếu sáng dẫn đến việc cá thiếu O2. Việc này bắt buộc cá phải ngoi lên nước để hấp thụ khí O2. Cách xử lý tốt nhất chính là nên tăng thời gian chiếu sáng. Hoặc là tạo điều kiện để hồ tiếp nhận ánh nắng mặt trời. Tất nhiên, để đảm bảo cá sống khỏe thì các bạn đừng quên tìm hiểu tập tính của nó trước khi nuôi nhé!
Nước trong hồ thủy sinh cá cảnh bị vàng
Nhìn một hồ nước vàng đục lơ lửng cặn bẩn… Chỉ nghĩ tới thôi đã “nổi cả da gà” rồi đúng không nào? Đây cũng là tình trạng rất dễ thấy khi làm hồ thủy sinh. Nếu gặp tình trạng này thì có thể do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, có thể bạn đã dùng nền ADA Aquasoil Amazonia khi lắp đặt hồ thủy sinh. Loại nền này có một chất dinh dưỡng tiết ra màu vàng nên khiến hồ bị nhuộm vàng. Cách xử lý tốt nhất là dùng bộ lọc và lọc nước liên tục trong vài tuần là hết.
Thứ hai, hồ thủy sinh gỗ lũa rất dễ gây ra tình trạng vàng nước. Cách khắc phục là chỉ cần cho thêm một ít than hoạt tính vào trong bộ lọc hồ thủy sinh. Ngoài ra còn nước hồ bị vàng có thể là do chất thải trong hồ quá nhiều. Để hồ thủy sinh đẹp, nước trong, cá khỏe… Các bạn chỉ cần lọc hồ và thay nước thường xuyên là được.
4 vấn đề thường gặp phải khi chơi hồ thủy sinh cá cảnh
Hồ thủy sinh bị rêu tảo
Hồ thủy sinh trong nhà rất dễ bị rêu tảo gây hại phát sinh. Những loại rêu tảo này bám dính vào các cây thủy sinh, thành hồ, vật trang trí… Chúng sinh sôi khá nhanh, không chỉ khiến hồ cá mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loại thủy sinh trong hồ.
Để xử lý rêu tảo các bạn có thể dùng tay để cọ rửa hoặc dùng hóa chất đặc trị. Rêu tảo vốn có nhiều loại nên không phải ai cũng nhận diện đúng và biết cách phòng trị. Vậy nên các bạn hãy chọn cửa hàng làm hồ thủy sinh tốt nhất. Khi dùng hồ, nếu có gì bất thường và không xử lý được hãy nhờ các chuyên gia tư vấn. Chúc các bạn sở hữu được một hồ thủy sinh đẹp như ý nhé!

Một vài cách đơn giản giúp kiểm soát rêu tảo hồ thủy sinh hiệu quả

by

Hồ thủy sinh bị rêu tảo chắc chắn là “cơn ác mộng” của nhiều người chơi hồ cảnh. Rêu tảo không chỉ khiến hồ nước trông nhếch nhác mà còn gây hại môi trường sống của các loại cá cảnh. Thay vì đợi đến khi thấy rêu tảo mới cuống cuồng tìm cách xử lý – Sao không thử tìm cách ngăn ngừa ngay từ đầu?
Dưới đây là một vài cách hữu hiệu giúp bạn hạn chế hồ thủy sinh bị rêu tảo. Tham khảo ngay nhé!
Một vài cách đơn giản giúp kiểm soát rêu tảo hồ thủy sinh hiệu quả
Trồng nhiều cây thủy sinh
Hồ thủy sinh mini hay hồ lớn gì cũng vậy, trồng cây nhiều sẽ giúp hạn chế tảo xâm nhập. Các loại cây dạng bụi có tốc độ mọc rất nhanh. Chúng tiêu thụ nhanh lượng dinh dưỡng thừa trong nước. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chẳng còn thức ăn “thừa” cho các loại tảo. Từ đó giúp giảm số lượng rêu tảo trong hồ.
Thay nước đều đặn
Tốt nhất là nên thay nước hồ cá thủy sinh 1 lần/tuần. Nitrogen và Phosphates là 2 chất tảo rất thích. Định kỳ thay đổi nước hồ sẽ giúp loại bỏ 2 chất này.
Có điều, khi thay nước không phải là thay 100%. Các bạn chỉ cần thay khoảng 30% - 40% lượng nước hồ là được.
Thả các loại cá ăn rêu tảo
Hồ thủy sinh nên nuôi gì nhỉ? Chà chà, đương nhiên là nên nuôi cá rồi. Thế nhưng ngoài các loại cá cảnh thông thường thì các bạn nên chọn nuôi kết hợp với một vài loại cá ăn rêu tảo. Thêm nữa, các bạn nên thả cá ăn tảo vào hồ sớm. Đợi đến khi hồ thủy sinh bị rêu tảo nhiều mới thả vào thì hiệu quả chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng đấy!
Một vài loại cá nên thả như: Otocinclus, cá trực thăng, họ Mully… Nên tránh các loại cá ăn tảo lớn vì chúng quá khổ so với hồ cá của bạn. Ngoài ra, loại cá Corydoras cũng giúp dọn dẹp thức ăn thừa dưới nền hồ. Như vậy sẽ giúp tránh trường hợp rêu tảo lan sâu xuống đáy hồ.
Giảm ánh sáng
Khi thiết kế hồ thủy sinh, các bạn cũng nên chú ý đến yếu tố ánh sáng. Việc này cũng đơn giản thôi mà! Các bạn chỉ cần giảm thời gian chiếu sáng bằng đèn. Hoặc là đặt hồ ở nơi đừng có ánh nắng chiếu trực tiếp. Giảm lượng ánh sáng xuống dưới mức trung bình đôi khi cũng giúp kiểm soát tảo hiệu quả đấy!
Loại bỏ rêu tảo bằng tay
Khi làm hồ thủy sinh nếu thấy rêu tảo thì các bạn có thể dùng bàn chải để loại bỏ. Có điều không phải tảo nào cũng loại bỏ bằng tay được. Nhiều loại tảo độc hại phải dùng thuốc đặc trị hoặc ngâm thuốc tím. Các bạn nhớ là nên ngâm xả lại thật kỹ các món phụ kiện để tránh hóa chất còn sót lại nhé!
Một vài cách đơn giản giúp kiểm soát rêu tảo hồ thủy sinh hiệu quả
Kiểm soát rêu tảo bằng hóa chất
Hiện nay có một số loại hóa chất đặc trị giúp kiểm soát hồ thủy sinh bị rêu tảo tốt. Có điều bạn không thể tự ý dùng tùy tiện được. Do đó, bạn phải cân chỉnh liều lượng cho chính xác, tránh làm chết cá và các cây thủy sinh.
Khi đã cho thuốc vô bể thủy sinh, các bạn cần thay nước ngay. Hãy thêm một lớp than hoạt tính để lọc nước nhé!
Khử rêu tảo bằng tia cực tím
Khi thi công hồ thủy sinh, bạn nên lắp đèn chiếu tia cực tím ở vị trí đầu máy lọc. Như thế nước trong hồ sẽ được diệt các loại vi sinh vật. Tuy rằng đầu tư loại đèn này có phần hơi đắt tiền. Thế nhưng bù lại hiệu quả ngừa rêu tảo rất tốt đấy!
Để ngăn ngừa hồ thủy sinh bị rêu tảo có nhiều cách. Dù bạn là người mới hay người đã có kinh nghiệm chơi hồ thủy sinh đều có thể làm được. Ngoài ra, nếu các bạn phát hiện rêu tảo lắng đọng dưới đáy hồ nhiều, các bạn nên dùng chất kết tủa để vón xác tảo lại. Lúc này chỉ cần dùng vợt vớt lên rồi bỏ đi là được. Tuyệt đối đừng bỏ dư đồ ăn và nếu cá chết hãy vớt ra sớm. Nếu để lâu sẽ khiến nước hồ dễ bùng phát rêu tảo đấy!

Tổng hợp một số loại rêu tảo thường thấy trong hồ thủy sinh

by

Hồ thủy sinh bỗng dưng xuất hiện vô số các loại rêu tảo độc hại? Bạn lúng túng không biết đó là loại rêu tảo gì và cách xử lý ra sao? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một vài thông tin giúp bạn nhận diện và loại bỏ rêu tảo đúng cách nhé!
Hồ cá thủy sinh bị nước xanh
Sau một thời gian sử dụng, bạn phát hiện nước trong hồ thủy sinh chuyển màu xanh. Hiện tượng này xuất hiện là do hồ bị dư ánh sáng. Dù là hồ thủy sinh mini hay hồ lớn đều rất dễ bị tình trạng này.
Tổng hợp một số loại rêu tảo thường thấy trong hồ thủy sinh
Để xử lý việc này bạn có thể dùng lọc có than hoạt tính hoặc cát mịn…Hai nguyên liệu đơn giản này có thể giúp loại bỏ tình trạng nước xanh nhanh chóng. Đặc biệt, các loại tảo này còn là nguồn thức ăn tốt nhất cho các loại ấu trùng, tôm tép…
Cặn nâu
Thường thì các loại cặn nâu hay bám trên lá cây và phụ kiện trong bể thủy sinh. Cặn nâu thường tạo thành một lớp bề mặt nhầy nhìn rất mất thẩm mỹ.
Để khắc phục tình trạng này thì các bạn nên cung cấp đủ ánh sáng cho hồ thủy sinh. Khi phát hiện thấy cặn nâu trong bể thì chỉ cần chà rửa bề mặt là được.
Cặn xanh
Cặn xanh vốn có 2 loại khác nhau. Đó là loại xù và loại lông.
Tảo xù thì không đáng lo ngại lắm đâu! Đặc điểm nhận dạng chính là tảo xù thường mọc ngắn, đơn sợi khoảng 2 – 3mm. Các bạn chỉ cần cho một vài loại cá ăn tảo vào là xong chuyện.
Tảo lông thì vất vả hơn một chút. Đặc điểm của nó là có sợi dai, dài chừng 4mm, mọc dày như một mảng lông thú. Loại này rất khó để loại trừ bằng những cách thông thường. Nếu cần thiết bạn hãy tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia nhé!
Tảo sợi
Hồ thủy sinh đẹp chỉ khi bạn loại bỏ hết đống cặn và tảo độc hại trong bể. Nhưng việc này không hề dễ phải không nào?
Ngoài việc dễ bị cặn, thiết kế hồ thủy sinh còn dễ bị tảo sợi “tấn công”. Tảo sợi thường hình thành do trong nước bể bị thừa sắt. Các loại tảo sợi rất dễ dàng bị loại bỏ. Khi thấy tảo sợi, các bạn chỉ cần dùng bàn chải đánh răng chà đi là được.
Tổng hợp một số loại rêu tảo thường thấy trong hồ thủy sinh
Tảo sừng
Tên sao thì hình dáng như vậy! Tảo sừng trông giống như gạc nai thu nhỏ, có màu xanh xám.
Tảo sừng thường xuất hiện trên kính, lọc, phụ kiện của hồ thủy sinh trong nhà. Rất khó để trị dứt điểm chúng bằng cơ học mà phải dùng đến phương pháp hóa học.
Tảo chùm
Nhìn bên ngoài, nhiều người lầm tưởng tảo chùm có màu đen. Nhưng thực ra chúng có màu đỏ đấy!
Tảo chùm có hình dáng giống như một túm lông dài chừng 2 – 3 mm. Các chùm tảo này thường bám vào phụ kiện, lọc và các cây lá rộng. Trong thi công hồ thủy sinh, loại tảo này được xếp vào hàng cực kỳ khó trị. Các bạn bắt buộc phải dùng hóa chất đặc trị để xử lý tảo chùm hiệu quả. 
Làm hồ thủy sinh quả thật rất khó để phòng ngừa tình trạng rêu tảo. Chỉ cần dư một chút ánh sáng, thức ăn thừa, khoáng chất trong nước… Đều dẫn đến tình trạng cặn xanh, rêu tảo.
Nếu bạn đã có kinh nghiệm xử lý thì quả thật việc chăm sóc đơn giản vô cùng. Thế nhưng nếu chưa có kinh nghiệm thì tốt nhất nên chọn  nơi lắp đặt hồ thủy sinh tốt nhất. Như thế, các bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể từ bước set up đến chăm sóc lâu dài. Chắc chắn sẽ việc chăm sóc và vệ sinh hồ thủy sinh sẽ nhàn hạ hơn rất nhiều.

3 lợi ích tuyệt vời khi thiết kế hồ hải sản đẹp cho nhà hàng

by
Hồ hải sản được thiết kế với mục đích chính là duy trì sự sống cho các loại hải sản. Bất kỳ nhà hàng hải sản nào cũng vậy! Muốn kinh doanh tốt và gây được tiếng vang thì phải đầu tư dàn hồ đúng chuẩn.
Vậy ngoài mục đích kinh doanh thì dàn hồ hải sản còn có công dụng khác không nhỉ? Chúng ta sẽ tìm kiếm đáp án cho câu hỏi này trong nội dung dưới đây nhé!
3 lợi ích tuyệt vời khi thiết kế hồ hải sản đẹp cho nhà hàng

Đặc điểm của hồ hải sản nhà hàng

Thiết kế hồ hải sản thế nào là do không gian lắp đặt và yêu cầu của chủ nhà hàng. Tuy rằng hiện nay có nhiều mẫu bể hải sản nhưng nhìn chung đều có đặc điểm cơ bản sau:
- Thứ nhất, phần bể chứa hải sản. Đa phần hồ chứa đều được phân thành nhiều tầng và chia ra nhiều ô nhỏ. Các loại hải sản khác nhau được nuôi riêng biệt để tránh xung khắc “cá lớn nuốt cá bé”.
- Thứ hai, hệ thống chân đế bên dưới. Chân đế có thể được làm bằng xi măng, inox, các vật liệu chống oxy hóa… Thêm nữa, một vài dàn hồ hải sản được ốp khung gỗ phần đế để tăng tính mỹ quan.
- Thứ ba, các phụ kiện hồ hải sản nhà hàng. Có thể kể đến như: hệ thống lọc hồ hải sản, hệ thống sủi khí, hệ thống làm lạnh, hệ thống oxy, hệ thống đèn trang trí…

Lợi ích của việc thiết kế hồ hải sản đẹp

Làm dàn hồ hải sản đẹp và đúng chuẩn có thể tiêu tốn của bạn một số tiền không nhỏ. Nhưng yên tâm đi, “tiền nào của nấy” thôi! Hồ hải sản nhà hàng mang lại nhiều lợi ích hơn bạn tưởng đấy!
- Thứ nhất, dàn hồ hải sản nhà hàng giúp giữ hải sản luôn tươi sống. Điều này không chỉ giúp món ăn tươi ngon mà còn hạn chế sự thất thoát nguyên liệu. Đã kinh doanh thì không thể không nhắc đến lợi nhuận.
Một giải pháp vừa tạo danh tiếng vừa tiết kiệm tiền – Các bạn còn chần chừ chi mà không làm hồ hải sản thật “xịn” nào?
- Thứ hai, bểhải sản đẹp mắt là món phụ kiện giúp trang trí không gian nhà hàng. Ngay khi đặt chân vào quán, hồ hải sản là nơi thu hút nhiều sự chú ý của khách hàng. Một thiết kế hồ hải sản đẹp cũng là điểm nhấn giúp không gian quán trở nên sang trọng hơn.
- Thứ ba, hồ hải sản là một “đại dương” thu nhỏ hấp dẫn nhiều thực khách. Nhiều khách hàng tiết lộ sở dĩ họ lựa chọn đến nhà hàng vì muốn ngắm nhìn vẻ sinh động của các loại tôm cá. So với việc mua chúng từ siêu thị về chế biến thì ăn ở nhà hàng tuyệt vời hơn nhiều.
3 lợi ích tuyệt vời khi thiết kế hồ hải sản đẹp cho nhà hàng
Tạm kết
Lợi ích hồ hải sản mang lại cho nhà hàng quả thật rất lớn. Các mẫu hồ đẹp và đa dạng hải sản kích thích vị giác - thị giác của thực khách. Nếu dịch vụ tốt, chế biến món ăn tươi ngon thì chẳng cần lo kinh doanh bị trắc trở.
Nếu bạn đang có ý định kinh doanh nhà hàng hải sản, cửa hàng bán hải sản…  Thì hãy lên kế hoạch tìm kiếm đơn vị lắp đặt hồ hải sản chuyên nghiệp ngay từ hôm nay. Từ vị trí làm hồ, bản vẽ thiết kế đến các thiết bị phụ kiện… Hãy nhờ những người có kinh nghiệm tư vấn thêm nếu bạn không có kinh nghiệm lựa chọn.
Chúc bạn sớm sở hữu một dàn hồ hải sản nhà hàng đẹp và chất lượng nhé!
| Thi công hồ cá hải sản